1. - Hãy click 1 lần quảng cáo sau khi đăng 1 bài viết, để góp phần xây dựng diễn đàn

    Dismiss Notice

COO có sở hữu tố chất nào?

Thảo luận trong 'Công Ty Tuyển Dụng' bắt đầu bởi HRchannels, 8/11/21.

  1. HRchannels

    HRchannels Member

    Để tìm hiểu chi tiết về COO và những điều cần biết về vị trí quan trọng này, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của HRchannels nhé. 1. COO là gì?

    COO viết tắt của cụm từ tiếng Anh Chief Operations Officer có nghĩa là Giám đốc phụ trách điều hành hay Giám đốc vận hành. Ở Việt Nam, người ta thường gọi CEO là Tổng giám đốc và biết đến COO với chức danh Giám đốc điều hành. Theo Wiki, COO-Giám đốc điều hành (viết tắt là COO, tiếng Anh: chief operations officer) là một trong những lãnh đạo cao cấp nhất trong một tổ chức, một cấu thành của "bộ C" (the C-suite - những chức danh quản lý với từ "Chief"). COO chịu trách nhiệm về các hoạt động hàng ngày của công ty. COO thường xuyên báo cáo với giám đốc điều hành cấp cao nhất, hay gọi là Tổng Giám đốc điều hành (CEO).

    COO được coi là cánh tay phải cho CEO, hỗ trợ CEO – Giám đốc điều hành trong công tác nội bộ.

    Người giữ chức vụ này phải là người tốt nghiệp bằng cử nhân Kinh doanh hay một môn học liên quan và “nằm lòng” lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp tối thiểu 15 năm.

    2. COO và CEO khác nhau như thế nào?

    Nếu như không tìm hiểu kỹ thì người ta sẽ rất dễ nhầm lẫn hai chức danh “giám đốc điều hành” CEO và COO này. Bạn biết đấy, CEO là Tổng giám đốc, vậy nên COO là Phó Tổng giám đốc vì vị trí này có quyền lực đứng thứ hai chỉ sau CEO mà thôi.

    Nói cách khác, nếu như CEO là ông chủ thâu tóm quyền lực, ra quyết định tối cao của doanh nghiệp thì COO lại đảm trách công việc lặng thầm là làm việc với các giám đốc bộ phận cấp cao khác trong C – suit như CFO (Giám đốc tài chính), CTO (Giám đốc công nghệ), CHRO (Giám đốc nhân sự), CMO (Giám đốc Marketing), CCO (Giám đốc kinh doanh),…


    Hầu hết các công ty SME (công ty vừa và nhỏ) không cần sự hỗ trợ của COO, nhưng COO lại là một nhân vật tầm cỡ, không thể thiếu trong các doanh nghiệp lớn với vai trò thâu tóm hoạt động trong tổ chức thành một mối để CEO “dễ bề quản lý”.
     

Chia sẻ trang này