1. - Hãy click 1 lần quảng cáo sau khi đăng 1 bài viết, để góp phần xây dựng diễn đàn

    Dismiss Notice

Lao động tại Nhật Bản nên chọn hệ thực tập sinh hay kỹ sư?

Thảo luận trong 'Kỹ Sư' bắt đầu bởi Hạnh, 14/12/20.

  1. Thai0112

    Thai0112 New Member

    1/ điểm khác nhau
    - Loại tư cách lưu trú
    - Thời gian được phép lưu trú tại Nhật
    - Lương
    - Cách ứng tuyển
    - Chế độ
    - Trình độ chuyên môn, tiếng nhật yêu cầu
    - Chuyển việc
    - Bảo lãnh
    - Cơ chế quản lý
    - Chi phí xuất cảnh
    - Thời gian chờ xuất cảnh
    - Khác
    2/ Hệ kỹ sư
    - Hiểu biết và kỹ thuật
    - Hợp đồng với các cơ quan, công ty của nhật bản
    Hệ thực tập sinh
    - những ai đi xuất khẩu lao động theo diện thực tập sinh kỹ năng đều phải về nước sau 3 năm làm việc
    3/ khó khăn theo em nghĩ là xa nhà, xa quê hương, khó khăn về văn hóa, ngôn ngữ...
     
  2. Trần Huệ Hiền

    Trần Huệ Hiền New Member

    Theo em sự khác biệt giữa kỹ sư và thực tập sinh khi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản là những yêu cầu về Bằng cấp và trình độ ngôn ngữ bản địa cũng khác nhau, từ đó mức lương giữa hai hệ cũng có chênh lệch lớn hơn

    Trước khi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản chúng ta phải tìm hiểu văn hoá, lối sống và ngôn ngữ của Nhật để tránh tình trạng bị shock văn hoá khi đặt chân đến đó

    Đi lao động tại Nhật sướng hay khổ thì em chưa được trực tiếp trải nghiệm, nhưng với quan điểm của mình thì muốn làm ra tiền thì phải chịu khổ dù ở quê hương hay xứ lạ
     
  3. Trần Thanh An

    Trần Thanh An New Member

    1. Hệ kỹ sư cần có bằng Cao Đẳng hoặc Đại học. Thời gian làm việc tại Nhật. Lương và chế độ cũng khác hệ thực tập
    2. Cần phải biết biết ngôn ngữ . Cụ thể là N4 trở lên. Biết văn hoá và giấy tờ tuỳ thân phải đầy đủ. Và quan trọng là phải có tiền
    3. Theo em thì cái gì cũng phải đánh đổi. Để có được tiền lương cao thì phải qua nước ngoài làm. Phải chịu phân biệt. Kì thị. Sống xa nhà. Làm việc cực khổ hơn ở Việt Nam
     
  4. Vũ Khiêm

    Vũ Khiêm Member

    1. Khác nhau là bằng cấp trình độ ngôn ngữ môi trường và thời gian làm việc đi song song đó là mức lương .
    2. Theo em cần nhất là giấy tờ tùy thân, tiền bạc phòng bất trắc cộng với bằng cấp và chứng chỉ tiếng nhật đối vs kĩ sư và đặc biệt là tinh thần chịu khó vì đó là môi trường rất khác và giờ cũng vậy.
    3. Theo bản thân em vui thì chắc hẳn là có nhiều tiền nhiều kinh nghiệm nhưng buồn thì chắc nhớ nhà nhớ bạn bè và đặc biệt khá cô đơn nơi lạ
     
  5. 1. Kỹ sư bắt buộc phải có bằng cấp chuyên môn phù hợp với yêu cầu công việc.Tiếng Nhật tối thiểu N3 (một số công việc đòi hỏi kinh nghiệm hơn khả năng tiếng thì N4, N5 vẫn được chấp nhận). Còn thực tập sinh thì không yêu cầu khắt khe về trình độ, tay nghề, kinh nghiệm làm việc, các yêu cầu đặc điểm ngoại hình, sức khỏe. Một số ngành nghề cần phải có tay nghề, kinh nghiệm thì mới đáp ứng được công việc.
    2. cần chuẩn bị kiến thức chuyên môn vững vàng, khả năng giao tiếp tiếng nhật tốt, cần tìm hiểu chính xác thông tin cũng như công ty môi giới để tránh trường hợp lừa đảo
    3. Khó khăn trong việc giao tiếp, chi tiêu trong cuộc sống, áp lực về thời gian làm việc . Vui vì kiếm đc nhiều tiền.
     
  6. Hoàn Thuyên

    Hoàn Thuyên New Member

    1. Thực tập sinh chủ yếu qua Nhật để làm những công việc được chọn thông qua môi giới, không cần bằng cấp chuyên ngành. Còn kỷ sư thì song song với những công việc làm thêm bên Nhật họ còn được đào tạo về những chuyên ngành mà họ đã đăng kí và trình độ ngôn ngữ cũng sẻ cao hơn so với thực tập sinh.
    2. Trước khi qua Nhật hoặc Hàn thì phải được đào tạo về ngôn ngữ ,văn hóa,luật pháp và những quy định của công ty môi giới và nơi làm việc . Trong quá trình đào tạo họ sẻ được cá công ty bên Nhật hoặc Hàn phỏng vấn ,nếu dáp ứng đủ điều kiện họ sẻ được kí hợp đồng và đăng kí thử tục để xuất khẩu lao động,thời hạn là 3 năm hoặc có thể ở lại lâu hơn nếu làm tốt công việc.
    3. Mặc dù thu nhập có cao hơn ở Việt Nam nhưng mức sống ở bên những nước khác cũng vẫn tỉ lệ với thu nhập. Nên cần ăn uống và chi tiêu hợp lí để có những khoảng tiền dư khi về nước. Khí hậu ở các quốc gia khác cũng không giống ở Việt Nam nhưng sống một thời gian chắc cũng sẽ quen, nên sức khỏe tốt cũng là một điều kiện để xuất khẩu lao động.Văn hóa và pháp luật ở các nước đó cũng sẽ khác nên mọi người cần phải tìm hiểu trước khi đi . Có thể lúc đầu sẽ không quen không thoải mái khi thay đổi không gian sống ở một quốc gia khác nhưng nếu có quyết tâm và mục đích rõ ràng thì rất nhiều người sẽ thành công và phát triển tốt trong tương lai sau này.
     
  7. 1. KỸ SƯ là một hình thức xuất khẩu lao động nhưng yêu cầu bằng cấp từ CĐ ngành trở lên được đào tạo tự do ký kết hợp đồng lao động
    TTS sẽ nhẹ nhàng hơn chỉ cần bằng cấp 2 hoặc cấp 3 tùy vào công ty
    2. Để làm việc bên nhật ta cần chuẩn bị các loại giấy tờ củng như ngôn ngữ để có thể thích nghi với môi trường mới
    3. Theo em đi Nhật thì điều là vì tài chính cho nên khi qua nhật thường chi tiêu hạn chế không sướng như chúng ta nghỉ. Và xa gia đình người thân nơi ở làm việc xa lạ khí hậu không quen sẽ gặp rất nhiều khó khăn
     
  8. Hoài Phong

    Hoài Phong New Member

    1 - Đi dạng kỹ sư bạn cần 2 điều kiện tất yếu:
    + Hiểu biết và kỹ thuật: căn cứ vào đâu để xác định cái này? căn cứ vào bằng cấp của bạn đó, tức là bạn phải tốt nghiệp đại học, cao đẳng chính quy các khoa, ngành khối kỹ thuật. (Đây chỉ là điều kiện cần)
    +Hợp đồng với các cơ quan, công ty của nhật bản: tức là bạn phải được ký hợp đồng với công ty tuyển dụng của nhật bản. (Đây là điều kiện đủ)
    + Thời gian được phép lưu trú tại Nhật: Không giới hạn nếu xin được visa, có thể lấy được visa vĩnh trú nếu đủ điều kiện.
    - Dạng thực tập sinh :
    + là chế độ thực tập sinh kỹ năng được ký kết giữa 2 chính phủ nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cho việt nam, vì thế tất cả những ai đi xuất khẩu lao động theo diện thực tập sinh kỹ năng đều phải về nước sau 3 năm làm việc (nhằm áp dụng kiến thức đã học được tại nhật để phục vụ ĐẤT NƯỚC), nhưng thực chất có thể quay lại Nhật lần 2 sau khi về nước 1 tháng, bạn có thể xem chế độ thực tập sinh mới quy định điều kiện sang lại Nhật lần 2 sau 2 năm .
    + Thời gian được phép lưu trú tại Nhật :Tối đa là 5 năm (3 năm đầu + 2 năm nếu đủ điều kiện), không được tính vào thời gian để lấy vĩnh trú.
    2 - Dạng kỹ sư : ・Tốt nghiệp cao đẳng hệ chính quy 3 năm, hoặc đại học.
    ・Thông thường khoảng N4, có 1 số ngành nghề như IT có thể yêu cầu N3.
    - Dạng thực tập sinh : ・Tốt nghiệp cấp 2 trở lên, hầu như chấp nhận mọi đối tượng.
    ・Thông thường khoảng N5, học gần hết 2 cuốn MINANO NIHON.
    3 - Sống xa nhà, xa người thân yêu. Bạn có thể sẽ chạnh lòng những ngày ốm đau, lễ tết hoặc sẽ không có nhiều thời gian sẻ chia với gia đình…
    - Đi Nhật có thể sẽ khó khăn cho những người còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm và trải đời.
    - Cái mất đi có thể là sự hồn nhiên, vô tư của tuổi thanh xuân. Sang Nhật đi làm, quay cuồng trong gánh nặng cơm áo gạo tiền, công việc, cuộc sống mới, giao tiếp với người lạ… bạn sẽ thấy mình trở thành một người tính toán và già đời hơn.
    - Đổi lại, xa gia đình đồng nghĩa với việc bạn phải học cách chăm sóc bản thân, sự tự lập.
    - Bạn không những hiểu được nỗi vất vả mà còn hiểu được giá trị lao động, giá trị của đồng tiền, biết cách chi tiêu hợp lý hơn so với lúc ở nhà được bố mẹ chu cấp.
    - Đi Nhật cũng sẽ là cách giúp bạn phải chấp nhận và vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục tiêu đã định sẵn. Phải học được cách vượt qua áp lực, từ đó chín chắn hơn trong suy nghĩ, trưởng thành hơn trong cuộc sống và định hướng công việc phù hợp trong tương lai.
     
  9. Nguyễn Anh Kiệt

    Nguyễn Anh Kiệt New Member

    1. Kỹ sư phải có bằng cấp ĐH và phải học tiếng. Lương của kỹ sư cao hơn thực tập sinh. Còn thực tập thì chỉ cần học tiếng thì có thể đi.
    2. Chuẩn bị những giấy tờ cần có khi qua nhật. Chuẩn bị thêm kiến thức giao tiếp. Những thức cần thiết cho bản thân khi ở sứ xa
    3.Những người đi qua Nhật rất cực khổ, không sướng như chúng ta nghỉ họ phải cố gắn học tiếng cố gắn trong công việc không dừng ở đó học còn chống chội những phong tục những cơn lạnh buốt khi trời chuyển sang
     
  10. 1. KỸ SƯ là một hình thức xuất khẩu lao động nhưng yêu cầu bằng cấp từ CĐ ngành trở lên được đào tạo tự do ký kết hợp đồng lao động
    TTS sẽ nhẹ nhàng hơn chỉ cần bằng cấp 2 hoặc cấp 3 tùy vào công ty
    2. Để làm việc tại Nhật ta cần chuẩn bị đủ các loại giấy tờ, ngôn ngữ Nhật để có thích nghi với môi trường mới
    3. Theo em đi Nhật thì điều là vì tài chính cho nên khi qua nhật thường chi tiêu hạn chế không sướng như chúng ta nghỉ. Và xa gia đình người thân nơi ở làm việc xa lạ khí hậu không quen sẽ gặp rất nhiều khó khăn
     
  11. Trần Nam Nguyên

    Trần Nam Nguyên New Member

    1.-Đối với kỹ sư đi Nhật: Công việc chuyên môn cao, phải phù hợp với ngành nghề đã được đào tạo tại Việt Nam. Tốt nghiệp cao đẳng trở lên
    -Đối với TTS: Công việc lao động phổ thông và có quy định về loại hình công việc và nội dung trong hợp đồng lao động.
    2.- Đối với kỹ sư:
    + Có bằng cao đẳng học chuyên ngành về kỹ thuật hoặc có bằng đại học.
    + Không có tiền án tiền sự, không bị cấm nhật cảnh vào Nhật
    + Kinh nghiệm làm việc: 3 năm
    - Đối với TTS: +Độ tuổi phải nằm trong độ tuổi lao động mà phía xí nghiệp Nhật Bản yêu cầu.
    + Phải có sức khỏe tốt và không mắc phải những bệnh mà phía Nhật Bản cấm lao động nhập cảnh
    + Không có tiền án tiền sự
    + Phải thỏa mãn yêu cầu về chiều cao cân nặng để đảm bảo hiệu quả lao động
    + Phải có bằng tốt nghiệp cấp 2 trở lên hoặc tương đương
    + Phải hoàn thiện đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ mà công ty xuất khẩu lao động yêu cầu để cho công ty phái cử làm visa xuất cảnh.
    3. Xa nhà, xa người thân,.. Cường độ làm việc khá cao, khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ.
     
  12. Huỳnh Trung Hậu

    Huỳnh Trung Hậu New Member

    1. Trình độ và giao tiếp củng khác nhau. Kĩ sư thì ít tốn thời gian hơn. Còn thực tập sinh chi phí ban đầu rất lớn, bỏ ra nhiều thời gian hơn. Và lương củng sẽ có sự chênh lệch lớn.
    2. Trao dồi thêm kiến thức chuyên môn. Học trước ngôn ngữ giao tiếp. Chuẩn bị các giấy tờ tùy thân quan trọng. Mà quan trọng nhất vẫn là tiền.
    3. Vui là có thể sống và làm việc hoàn toàn mới, cách sống truyền thống khác hẳn và đơn vị tiền tệ củng lớn hơn tiền Việt Nam. Nhưng đổi lại xa quê. Không người thân bạn bè, cô đơn nơi xứ người.
     
  13. Lợi

    Lợi New Member

    1. Khác nhau về bằng cấp, chế độ làm việc, mức lương và thời gian làm việc của hệ kỹ sư cao hơn so với hệ thực tập sinh.
    2. Cần tìm hiểu về nhật bản về thời gian làm việc văn hóa ngôn ngữ, thời tiết và 1 số loại thuốc càn thiết.
    3. Buồn là làm xa nhà xa gia đình. Vui là có cộng việc thu nhập cao, giúp đỡ đc gia đình.
     
  14. Minh Tâm

    Minh Tâm New Member

    1. Thực tập sinh là người lao động làm việc tại các công ty ở nước ngoài hoặc trong nước. Thực tập sinh được đào tạo về các kiến thức chuyên môn và các kỹ năng của chuyên ngành. Hệ kỹ sư là đòi hỏi phải có trình độ cao đẳng hoặc đại học và mức lương của hệ kỹ sư hơn hẳn thực tập Sinh. 2. Để có thể lao động tại Nhật Bản ta cần tìm hiểu các văn hóa của người Nhật, học một khóa tiếng Nhật hoặc tiếng Anh, chuẩn bị đầy đủ giấy tờ tùy thân và tiền bạc. 3. Niềm vui khi lao động ở Nhật là được gặp nhiều thứ mới lạ, được ăn nhiều món chưa từng ăn. Buồn là lượng công việc khá nhiều và quy tắc công ty rất nghiêm khắc, đôi khi cũng nhớ quê hương.
     
  15. Sau khi tìm hiểu thông tin, em xin trả lời các vấn đề như sau:
    1) - Hệ kỹ sư: Điều kiện cần và đủ để đi theo dạng này là:
    +Tốt nghiệp đại học, cao đẳng chính quy các khoa, ngành khối kỹ thuật (đây chỉ là điều kiện cần).
    +Được ký hợp đồng với công ty tuyển dụng của Nhật bản (đây là điều kiện đủ).
    - Hệ thực tập sinh: Là chế độ thực tập sinh kỹ năng được ký kết giữa 2 chính phủ nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cho Việt Nam, vì thế tất cả những ai đi xuất khẩu lao động theo diện thực tập sinh kỹ năng đều phải về nước sau 3 năm làm việc (nhằm áp dụng kiến thức đã học được tại nhật để phục vụ ĐẤT NƯỚC), nhưng thực chất có thể quay lại nhật lần 2 sau khi về nước 1 tháng.
    (*) Sự khác nhau của 2 hệ này về nhiều mặt: Loại tư cách lưu trú, thời gian được phép lưu trú tại Nhật, lương, cách ứng tuyển, chế độ, trình độ chuyên môn & tiếng Nhật yêu cầu, chuyển việc, bảo lãnh, cơ chế quản lí, chi phí xuất cảnh, thời gian chờ xuất cảnh, các chế độ phúc lợi khác. (Tham khảo thêm để biết rõ chi tiết về những sự khác nhau này).
    2) Để có thể lao động tại Nhật Bản, mỗi hệ ta cần chuẩn bị kĩ về kiến thức chuyên môn, giao tiếp tiếng Nhật, khả năng thích nghi môi trường sống và làm việc mới, giấy tờ & tư trang,...
    3) Thu nhập sẽ cao hơn nhưng bù lại áp lực về công việc, cuộc sống cũng sẽ cao hơn, xa nhà, xa quê hương,...
     
  16. Hai

    Hai New Member

    1/ khác nhau về bằng cấp, lương, môi trường làm việc.
    2/ cần phải chuẩn bị tốt về ngôn ngữ khi làm việc ở bên nhật, có sức khỏe tốt và tìm hiểu môi trường làm việc.
    3/ phải xa gia đình, bạn bè. Vui vì có thể kiếm được thu nhập tốt hơn.
     
  17. 1 Khác biệt
    - Thực tập sinh:
    +Trình độ: Tốt nghiệp cấp 3 và có độ tuổi 19-30. Hoặc tốt nghiệp cấp 2 và độ tuổi đến 35 với một số ngành nghề như: May và xây dựng. Tuyển dụng: Cơ khí, xây dựng, điện tử, chế biến thủy hải sản, đóng gói, nông nghiệp,…
    +Thời gian: 1 năm hoặc 3 năm hoặc 5 năm. Mức lương: Từ 25 – 30 triệu VND . Hết hạn hợp đồng phải trở về nước. Không được bảo lãnh người thân sang Nhật.
    - Kỹ sư:
    +Trình độ: Tốt nghiệp Đại học ngành kỹ thuật tại Việt Nam và có độ tuổi 22-28. Tuyển dụng: Kỹ sư cơ khí, Thiết kế máy, Ô tô, Xây dựng, Cơ-Điện tử, Tự động hóa, Điện-Điện tử, IT, Nông nghiệp.
    +Thời gian: > 3 năm. Mức lương: Từ 36 - 45 triệu VND. Có thể ở vĩnh trú tại Nhật. Có thể bảo lãnh người thân sang Nhật, trở về nước trong thời gian làm việc tại Nhật.
    2 Chuẩn bị
    Tiếng Nhật: N5-N4 với thực tập sinh và N3 hoặc tương đương với hệ kỹ sư,
    Sức khoẻ: là yêu cầu đặc biệt quan trộng . Không mắc bệnh trong 13 nhóm bệnh cấm đi xklđ. Sức khoẻ , thể lực tốt, chiều cao cân nặng theo yêu cầu.
    Kinh tế: tuỳ theo chương trình xklđ mà có mức khác nhau từ 18 đến 100 tr.
    3
    Theo những người bạn của e đang học tập và làm việc tại Nhật (chủ yếu là thực tập sinh) thì mức sống bên đó khá là cao nhưng rất chất lượng , mọi thứ đều đảm bảo , lương cũng cao . Nhưng cùng với đó là nhớ nhà nhớ bạn bè , làm việc khá là mệt mỏi, công việc nhiều .
     
  18. Nguyễn tấn tài

    Nguyễn tấn tài New Member

    1. Hệ kỹ sư là hệ cần phải tốt nghiệp cao đẳng, đại học chính quy, phải có hợp đồng với các công ty Nhật.
    + Hệ thực tập sinh là hệ theo dạng đi để học tập nên cũng sẽ có sự khác biệt về lương và nhiều chính sách khác , thời gian làm việc,...
    2.Để được làm việc bên nhật , việc đầu tiên là phải có kinh phí qua đó , thứ 2 là hành trang ( kiến thức chuyên ngành ) , thứ 3 là trình độ giao tiếp tiếng nhật để có thể dễ dàng hòa nhập với môi trường bên đó.
    3. Có thể nói là xuất khẩu lao động giúp ta kiếm tiền nhiều hơn khi ở việt nam nhưng khi ở đó chúng ta buồn thì không có ai chia sẻ , phải xa gia đình , bạn bè nên buồn là chuyện đơn nhiên.
     
  19. Le Van chuyen

    Le Van chuyen Member

    1. Hai hệ khác nhau về trình độ, bằng cấp,tay nghề.
    2. Cần học ngôn ngữ nước ngoài để giao tiếp thường ngày, tiền để sinh sống, sức khỏe.
    4. Thời gian làm việc bên Nhật nhiều, khó khăn trong việc giáo tiếp, Văn hóa khác nhau
     
  20. Nghĩa

    Nghĩa New Member

    1.Hai hệ có sự khác nhau về bằng cấp và trình độ, kỹ sư tốt nghiệp từ cđ và đại học thì trình độ chuyên môn cao hơn, do đó việc làm và mức lương cũng sẽ tốt hơn thực tập sinh.
    2. cần phải nắm vững chuyên môn nhành, giai tiếp ngôn ngữ tốt,chuẩn bị vừa đủ các vật dụng cần thiết " nên đem theo đồ ăn vặt vì đồ Nhật rất khó ăn". Đặc biệt giấy tờ tùy thân là không thể thiếu.
    3.Xa nhà, nhớ gia đình, sinh hoạt khó khăn, thiếu thốn vật dụng. Không người quan tâm, chăm sóc khi ốm đau, bệnh tật.
     

Chia sẻ trang này