1. - Hãy click 1 lần quảng cáo sau khi đăng 1 bài viết, để góp phần xây dựng diễn đàn

    Dismiss Notice

Một số phương thức cần thiết cho giải quyết tranh chấp đất đai

Thảo luận trong 'Dịch Vụ' bắt đầu bởi quocviet, 19/2/22.

  1. quocviet

    quocviet New Member

    Một số phương thức cần thiết cho giải quyết tranh chấp đất đai

    Đất đai và quyền sử dụng đối với đất đai là một trong những món tài sản có giá trị lớn. Bởi vì lẽ đó, những người sử dụng đất đều muốn có thể bảo vệ được phần đất thuộc về quyền sử dụng hợp pháp của mình, hay nói cách khác họ sẽ tìm cách có thêm nhiều phần đất hơn thuộc quyền sử dụng đất của chính họ. Từ đây dẫn đến hình thành các tranh chấp đất đai. Để giải quyết được những tranh chấp đất đai này cần có những biện pháp nhất định và phù hợp. Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra một số phương thức giải quyết tranh chấp đất đai phù hợp ngay sau đây.

    Xem thêm: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

    Khái quát các phương thức giải quyết thường gặp
    Việc giải quyết tranh chấp đất đai có thể được giải quyết tại cơ quan hành chính nhà nước hay được giải quyết tại Tòa án nhân dân các cấp. Chính vì thế, dựa theo quy định về thẩm quyền trong giải quyết tranh chấp đất đai thì hiện nay có 02 hình thức giải quyết tranh chấp đất đai, như sau:

    + Giải quyết theo thủ tục hành chính (trường hợp nếu thẩm quyền giải quyết thuộc cơ quan hành chính của nhà nước)

    + Giải quyết theo trình tự thủ tục tố tụng dân sự (trường hợp nếu cơ quan giải quyết tranh chấp đất đai chính là Tòa án)

    Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính
    Việc giải quyết tranh chấp đất đai bằng hình thức thủ tục hành chính được áp dụng đối với những trường hợp các đương sự trong vụ việc tranh chấp đất đai không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong những giấy tờ chứng minh về nguồn gốc đất đai đó theo quy định pháp luật. Cụ thể tại Điều 100 Luật đất đai năm 2013 đã quy định tuy nhiên nếu họ lựa chọn giải quyết tranh chấp tại cơ quan hành chính là Ủy ban nhân dân có thẩm quyền. Như vậy trong trường hợp này có các phương thức giải quyết như sau:

    – Với vụ việc tranh chấp đất đai phát sinh giữa cá nhân, hộ gia đình hay cộng đồng dân cư thì Cộng đồng dân cư, cá nhân, hộ gia đình đó sẽ nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp quận nơi đất có tranh chấp. Vì vậy, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp quận giao trách nhiệm cho cơ quan thẩm quyền tham mưu, xác minh về vụ việc, chứng cứ và giải hòa giữa các bên. Nếu trong trường hợp cần thiết, các cơ quan có thẩm quyền tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận huyện có thể tổ chức họp ban, ngành có liên quan. Tiếp đó, các cơ quan tham mưu này sẽ có nghĩa vụ và trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ gửi lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Cuối cùng Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận huyện sẽ căn cứ vào hồ sơ và quyết định giải quyết tranh chấp hoặc ra quyết định công nhận giải hòa.
    [​IMG]
    Sau khi tranh chấp đất đai đã được giải hòa tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nhưng cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Họ hoàn toàn có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh hay chọn khởi kiện ra Tòa án.

    – Đối với những tranh chấp đất đai mà một trong các bên tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Chẳng hạn như là các tổ chức, cơ sở tôn giáo, doanh nghiệp, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì các đương sự sẽ phải nộp đơn tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Sau đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ và ra quyết định giải quyết tranh chấp đất đai dưới quyền tham mưu bởi cơ quan chuyên môn.

    – Còn đối với những vụ việc đã được giải quyết tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng các đương sự không đồng ý về quyết định giải quyết của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và có đơn khiếu nại lên Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp này thì Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường sẽ phải tiếp nhận, phân công đơn vị có chức năng giải quyết. Sau khi đã thu thập, điều tra, nghiên cứu hồ sơ, tổ chức giải hòa giữa các bên tranh chấp thì đơn vị, cơ quan có chức năng sẽ hoàn chỉnh hồ sơ để trình lên Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường ra quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.

    Xem thêm: Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính

    Giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự thủ tục tố tụng dân sự
    Theo như căn cứ quy định của pháp luật thì hình thức giải quyết tranh chấp đất đai bằng thủ tục tố tụng dân sự được áp dụng đối với một trong các trường hợp sau:

    – Theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai năm 2013 thì tranh chấp đất đai mà đương sự đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất… hoặc các giấy tờ về nguồn gốc đất hợp lệ.

    – Tranh chấp đất đai đã được giải quyết tại Ủy ban nhân dân có thẩm quyền nhưng đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền và đương sự lựa chọn Tòa án giải quyết.

    Xem thêm: Các thắc mắc khi giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai
     

Chia sẻ trang này