1. - Hãy click 1 lần quảng cáo sau khi đăng 1 bài viết, để góp phần xây dựng diễn đàn

    Dismiss Notice

Người giám hộ của người chưa thành niên có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

Thảo luận trong 'Dịch Vụ' bắt đầu bởi trongan1012, 19/2/22.

  1. trongan1012

    trongan1012 Member


    Người giám hộ của người chưa thành niên có quyền và nghĩa vụ như thế nào?


    Hiện nay, dù là người giám hộ đương nhiên hay theo chỉ định của người chưa thành niên đều có những quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của Bộ luật Dân sự. Vậy, để biết được họ có những quyền, nghĩa vụ gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết chi tiết dưới đây nhé!
    [​IMG]

    Định nghĩa
    Trước khi tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của người giám hộ của người chưa thành niên thì chúng ta phải biết được người chưa thành niên và người giám hộ của họ là như thế nào.

    Người chưa thành niên
    Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015, người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi và chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Do đó, họ cần có người giám hộ để thay họ xác lập những giao dịch mà họ không thể tự thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

    Người giám hộ của người chưa thành niên
    Người giám hộ là người thực hiện các công việc như chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên. Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải tuân thủ pháp luật về hộ tịch. Và người giám hộ của người chưa thành niên phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự.

    Tìm hiểu thêm: Everest công ty luật uy tín hàng đầu Việt Nam

    Điều kiện trở thành người giám hộ của người chưa thành niên
    Theo quy định tại Điều 49 Bộ luật Dân sự 2015 thì một cá nhân muốn trở thành người giám hộ phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

    - Đầu tiên, cá nhân đó phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

    - Thứ hai, người đó phải có tư cách đạo đức tốt và phải có những điều kiện cần có để thực hiện những quyền và nghĩa vụ của người giám hộ;

    - Thứ ba: người này phải không thuộc các trường hợp là đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác;

    - Và cuối cùng nhưng lại không kém phần quan trọng là cá nhân đó không bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

    Đối với pháp nhân muốn trở thành người giám hộ của người chưa thành niên phải đáp ứng điều kiện tại Điều 50 Bộ luật Dân sự 2015 là có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ cùng các điều kiện cần thiết để có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của người giám hộ.

    Quyền của người giám hộ
    Khi đảm nhận trách nhiệm là người giám hộ của người chưa thành niên, người giám hộ có những quyền sau:

    - Được sử dụng tài sản của người được giám hộ để phục vụ cho việc chăm sóc người đượ giám hộ hoặc chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của họ;

    - Nếu người giám hộ có đảm nhận trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ thì sẽ được thành toán chi phí một cách hợp lý cho việc đó;

    - Người giám hộ sẽ đại diện người chưa thành niên để xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự. Ngoài ra, họ sẽ đại diện cho người được giám hộ trong khi thực hiện các quyền, xác lập các giao dịch khác nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

    Xem thêm: Kênh youtube công ty luật Everest

    Nghĩa vụ của người giám hộ
    Bên cạnh những quyền nêu trên, người giám hộ của người chưa thành niên cũng có những nghĩa vụ nhất định đối với người chưa thành niên trong từng độ tuổi khác nhau.

    Nghĩa vụ riêng của người giám hộ đối với người chưa thành niên chưa đủ 15 tuổi: Một nghĩa vụ mà người giám hộ phải tuân thủ thật nghiêm ngặt là chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên. Vì đây là một yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của người chưa thành niên.

    Ngoài ra, người giám hộ còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

    - Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người thành niên có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự đó.

    - Thực hiện quản lý tài sản của người được giám hộ. Khi quản lý tài sản của người được giám hộ, người giám hộ phải giám hộ như tài sản của chính mình. Ngoài ra, còn được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của họ. Tuy nhiên, đối với các tài sản có giá trị lớn thì việc thực hiện giao dịch phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. Các giao dịch liên quan đến tài sản nêu trên mà không vì lợi ích của người giám hộ đều bị vô hiệu. Quy định này nhằm mục đích hạn chế việc người giám hộ lợi dụng việc được quản lý tài sản để vụ lợi. Qua đó, bảo vệ được lợi ích của người chưa thành niên.

    - Người giám hộ có nghĩa vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Người chưa thành niên chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, chưa đủ khả năng để tự bảo vệ quyền của mình. Do đó, cần có người giám hộ để thay họ thực hiện việc này.

    Như vậy, khi đảm nhận làm người giám hộ của người chưa thành niên, cá nhân hoặc pháp nhân là người giám hộ sẽ có những quyền và nghĩa vụ cơ bản như đã nêu trên.

    Nội dung khác: Facebook của công ty luật Everest
     

Chia sẻ trang này