1. - Hãy click 1 lần quảng cáo sau khi đăng 1 bài viết, để góp phần xây dựng diễn đàn

    Dismiss Notice

Nhiệm vụ và trách nhiệm của một Director

Thảo luận trong 'Công Ty Tuyển Dụng' bắt đầu bởi HRchannels, 4/10/21.

  1. HRchannels

    HRchannels Member

    Bạn đã quá quen thuộc với danh từ Director nhưng cụ thể chúng được hiểu như thế nào? Có vị trí, chức năng, nhiệm vụ gì trong doanh nghiệp thì không phải ai cũng nắm rõ. Dưới đây là tổng hợp thông tin hữu ích từ HRchannels.
    MỤC LỤC
    1. Khái niệm Director
    2. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng Giám Đốc
    3. Trách nhiệm của Director
    4. Cơ hội việc làm Tổng Giám Đốc

    [​IMG]

    1. Director là gì?

    Director được hiểu là chức vụ giám đốc, có vai trò quan trọng trong bộ máy tổ chức. Nhiều người nhầm lẫn với manager, vì manager cũng đôi khi được dịch là giám đốc nhưng chính xác thì chúng có nghĩa là quản lý, trưởng phòng, xét về mặt quyền hành và vị trí thì manager nhỏ hơn có director.

    Những người có vai trò cao hơn trong một công ty, các chức vụ ưu tú thường được gọi là giám đốc, phụ thuộc vào chức năng cụ thể mà sẽ có những director khác nhau ví dụ như Sales director, Design director, Marketing director,.... Tùy vào mỗi chức danh mà họ sẽ có công việc mang tính chất đặc thù riêng, nhìn chung các director đều báo cáo trực tiếp công việc cho Tổng giám đốc, chủ tịch. Họ điều hành, giám sát đội ngũ nhân viên và các hoạt động trong doanh nghiệp.

    [​IMG]

    >>> Xem thêm: 5 điểm khác nhau giữa Director và Manager

    Chức năng và nhiệm vụ của Director
    1. Lập kế hoạch
    Director cũng chính là người ‘đầu tàu’ đưa ra các kế hoạch, xây dựng kế hoạch, phối hợp với phòng ban thực hiện các mục tiêu đó. Đồng thời điều hành mọi hoạt động của nhóm, chỉ đạo công việc nhằm hoàn thành mục tiêu chung của công ty.

    2. Quản trị, điều hành
    Các giám đốc nói chung đều có chức năng giám sát các dự án và chỉ đạo và tham gia vào quá trình hoàn thiện chúng, đưa ra các giải pháp xử lý kịp thời nhằm đối phó với những rủi ro, tình huống phát sinh ngoài ý muốn. Làm việc với ban điều hành và bộ phận khác, xây dựng hệ thống quy trình quy định, hoạt động hiệu quả.

    Bên cạnh đó, họ còn có nhiệm vụ quản lý nguồn nhân sự hiệu quả, tổ chức tuyển dụng, đào tạo cũng như xây dựng cơ chế khen thưởng phù hợp nhằm tìm kiếm một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và giữ chân được các nhân tố tài năng.

    [​IMG]

    3. Quản trị kinh doanh
    Director là người lập kế hoạch kinh doanh định kỳ, xây dựng ngân sách cho tất cả mọi hoạt động trong phạm vi quản lý của mình. Khi kế hoạch được phê duyệt, Giám đốc sẽ chịu trách nhiệm thực hiện chúng, đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra.

    Sau khi kế hoạch được phê duyệt, Giám đốc điều hành là người chịu trách nhiệm cao nhất trước chủ đầu tư về việc triển khai và giám sát quá trình thực hiện kế hoạch. Đảm bảo kế hoạch đạt được hiệu quả tốt nhất.

    4. Tối ưu hóa doanh thu
    Ngoài việc làm tốt chuyên môn thì các giám đốc đều phải có chức năng chung đó là tối ưu hóa doanh thu, quản lý tốt ngân sách, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Director phải đưa ra kế hoạch dự báo, phương án dự phòng để sẵn sàng đối phó với những biến động của thị trường và các yếu tố khác.

    Bên cạnh đó director cũng có chức năng nâng cao hình ảnh thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của đơn vị, giám sát toàn bộ kế hoạch, quản lý doanh thu trong từng chiến dịch truyền thông.

    [​IMG]

    >>> Xem thêm: 4 nguyên tắc bất biến một Giám Đốc Điều Hành giỏi không thể bỏ qua

    5. Báo cáo
    Các giám đốc đều phải chịu trách nhiệm xây dựng, thực hiện quy trình báo cáo với ban giám đốc theo quy định của công ty. Báo cáo các nhiệm vụ, kế hoạch, dự án, công việc chi tiết theo ngày, tuần, quý, năm.

    Trách nhiệm của Director
    Hành động trong quyền hạn của mình: Director phải hành động, tuân thủ theo hiến pháp, quy định của công ty và chỉ được thực hiện trong quyền hạn cho phép.

    Thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp: Trách nhiệm quan trọng nhất của director là luôn vì lợi ích của doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh thành công của đơn vị và các thành viên khác.

    Tránh xung đột lợi ích, giám đốc không được chấp nhận lợi ích từ bên thứ 3, nghĩa là không chấp nhận các lợi ích bất chính ở vị trí của giám đốc hoặc với tư cách giám đốc. Các director phải hành động đúng thiện chí trong những gì họ trung thực, vì lợi ích tốt nhất của công ty, luôn phải ưu tiên tổ chức.

    Tuyển dụng Director tại TP.HCM, Hà Nội,... đều yêu cầu rất ngặt nghèo và không hề dễ dàng, bởi đây là vị trí rất quan trọng, khan hiếm ứng viên tiềm năng, phía công ty phải chọn lọc rất kỹ lưỡng từ hàng ngàn hồ sơ. HRChannels sẽ giúp doanh nghiệp của bạn thực hiện điều này, vừa tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức, chi phí vừa chọn được những ứng viên ưu tú nhất, phù hợp với các chỉ tiêu của tổ chức đề ra.

    [​IMG]

    Nếu bạn là ứng viên mong muốn tìm việc quản lý cấp cao như director nhưng vẫn chưa liên hệ được với doanh nghiệp nào thì hãy liên hệ ngay với HRChannels để được tư vấn miễn phí ngay hôm nay.

    HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

    Hotline: 08. 3636. 1080

    Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com

    Website: https://hrchannels.com/

    Địa chỉ: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam


    Nguồn ảnh: internet
     

Chia sẻ trang này