1. - Hãy click 1 lần quảng cáo sau khi đăng 1 bài viết, để góp phần xây dựng diễn đàn

    Dismiss Notice

Phạm vi kinh doanh bất động sản của người nước ngoài tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Dịch Vụ' bắt đầu bởi trongan1012, 24/2/22.

  1. trongan1012

    trongan1012 Member


    Phạm vi kinh doanh bất động sản của người nước ngoài tại Việt Nam


    Kinh doanh bất động sản trên thị trường Việt Nam đang là ngành nghề được rất nhiều người quan tâm từ người dân bản địa cho đến người nước ngoài. Vì sao? Vì kinh doanh bất động sản mang lại nguồn lợi nhuận cao hơn so với kinh doanh các mặt hàng khác. Tuy nhiên khi kinh doanh bất động sản vào Việt Nam thì người nước ngoài cũng cần lưu ý một số quy định của pháp luật Việt Nam. Phạm vi kinh doanh bất động sản của người nước ngoài tại Việt Nam
    [​IMG]
    Quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản của người nước ngoài tại Việt Nam
    Luật kinh doanh bất động sản 2014 bao gồm VI chương và 82 điều quy định về kinh doanh bất động sản, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản và quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản dành cho cá nhân, tổ chức kinh doanh bất động sản tại Việt Nam và cá nhân, tổ chức có liên quan đến kinh doanh bất động sản tại Việt Nam.

    Tìm hiểu thêm: Everest - công ty luật uy tín tại thành phố Hà Nội

    Luật cũng quy định rõ về phạm vi kinh doanh bất động sản tại Điều 1, chương II của Luật kinh doanh bất động sản.

    Điều 11: Phạm vi kinh doanh bất động sản của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

    Tổ chức, cá nhân trong nước được kinh doanh bất động sản dưới các hình thức sau đây:

    a) Mua nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;

    b) Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại;

    c) Đối với đất được Nhà nước giao thì được đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua; chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền theo quy định của pháp luật về đất đai; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng kỹ thuật đó;

    d) Đối với đất được Nhà nước cho thuê thì được đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê; đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng không phải là nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;

    đ) Đối với đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;

    e) Đối với đất nhận chuyển nhượng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;

    g) Đối với đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để cho thuê theo đúng mục đích sử dụng đất;

    h) Nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản của chủ đầu tư để xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;

    i) Nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để chuyển nhượng, cho thuê đất đã có hạ tầng kỹ thuật đó.

    Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được kinh doanh bất động sản dưới các hình thức sau đây:

    a) Các hình thức quy định tại các điểm b, d, g và h khoản 1 Điều này;

    b) Đối với đất được Nhà nước giao thì được đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;

    c) Đối với đất thuê, đất nhận chuyển nhượng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để kinh doanh theo đúng mục đích sử dụng đất.

    Nội dung khác: mẫu hợp đồng tặng cho riêng tài sản

    Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh bất động sản dưới các hình thức sau đây:

    a) Các hình thức quy định tại các điểm b, d, h khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này;

    b) Đối với đất thuê trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để kinh doanh theo đúng mục đích sử dụng đất.”

    Theo đó, Việt kiều (người Việt định cư ở nước ngoài) và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh bất động sản dưới một số hình thức theo quy định của pháp luật mà thôi.

    Hạn chế trong kinh doanh bất động sản đối với người nước ngoài
    Pháp luật Việt Nam vẫn quản chế về việc huy động nguồn vốn của cá nhân, tổ chức nước ngoài khi kinh doanh bất động sản tại nước ta. Theo đó, người nước ngoài sẽ không được huy động vốn từ các tổ chức tín dụng, phi tín dụng hay các nguồn khác mà pháp luật không cho phép.

    Ngoài ra, cá nhân tổ chức nước ngoài khi kinh doanh bất động sản tại Việt Nam không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức tách thửa đất thành các lô đất để bán. Bên cạnh đó, số tiền tối đa quy định trong giao dịch mua bán mà người nước ngoài được thu tối đa chỉ là 50% tổng giá trị…

    Chưa kể đến nhiều yếu tố khác ví dụ như: thời gian làm hồ sơ nhà đất hay thời hạn góp vốn kinh phí bảo trì sửa chữa..

    Tuy tồn tại những hạn chế như thế nhưng số lượng người nước ngoài đầu tư cũng như kinh doanh bất động sản ở Việt Nam vẫn ngày càng nhiều.

    Xem thêm: Tham khảo mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà trước khi mua nhà
     

Chia sẻ trang này