1. - Hãy click 1 lần quảng cáo sau khi đăng 1 bài viết, để góp phần xây dựng diễn đàn

    Dismiss Notice

Vấn đề xung quanh ly hôn có yếu tố nước ngoài?

Thảo luận trong 'Dịch Vụ' bắt đầu bởi quocviet, 19/2/22.

  1. quocviet

    quocviet New Member


    Vấn đề xung quanh ly hôn có yếu tố nước ngoài?


    Với xã hội ngày càng hội nhập và phát triển hiện nay thì kết hôn với người nước ngoài hay kết hôn có yếu tố nước ngoài là rất phổ biến. Cùng với đó thì vấn đề ly hôn cũng song hành và cũng xảy ra rất nhiều. Ly hôn là vấn đề hết sức phức tạp, đặc biệt là những vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài lại càng có nhiều vấn đề phát sinh hơn. Thế nào là ly hôn có yếu tố nước ngoài

    Kết hôn và ly hôn có yếu tố nước ngoài
    Yếu tố nước ngoài được pháp luật Việt Nam quy định rất rõ ràng. Theo luật hôn nhân và gia đình, những mối quan hệ giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; công dân Việt Nam với nhau nhưng có một người định cư ở nước ngoài; giữa người nước ngoài với nhau, ít nhất một bên thường trú tại Việt Nam thì gọi là những mối quan hệ có yếu tố nước ngoài.
    [​IMG]
    Luật Hôn nhân và gia đình không định nghĩa cụ thể về kết hôn có yếu tố nước ngoài nhưng có thể hiểu kết hôn có yếu tố nước ngoài là việc nam, nữ thực hiện việc kết hôn để xác lập quan hệ vợ chồng trong các trường hợp:

    Công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài.

    Người nước ngoài kết hôn với nhau ở Việt Nam

    Công dân Việt Nam kết hôn với nhau ở nước ngoài.

    Ly hôn có yếu tố nước ngoài là các trường hợp ly hôn mà đương sự trực tiếp có yếu tố nước ngoài hoặc tài sản của đương sự ở nước ngoài. Ở đây có thể xảy ra các trường hợp như những cuộc ly hôn thông thường là thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài hoặc đơn phương ly hôn có yếu tố nước ngoài.

    Xem thêm: mẫu đơn xin ly hôn có yếu tố nước ngoài mới nhất

    Những trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài khi đương sự ở Việt Nam
    Các tình huống có thể kể đến là:

    Ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam

    Ly hôn giữa người nước ngoài với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam

    Thẩm quyền để giải quyết ly hôn trong các trường hợp nêu trên là toà án cấp tỉnh của Việt Nam. Việc xác định đúng toà án nào có thẩm quyền còn phụ thuộc vào việc cuộc ly hôn này là thuận tình hay đơn phương ly hôn.

    Những trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài khi đương sự ở nước ngoài.
    Những trường hợp cụ thể có thể kể đến như:

    Đương sự là người nước ngoài không định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm toà án thụ lý

    Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác tại nước ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Toà án thụ lý

    Đương sự là người nước ngoài định cư, làm ăn, học tập, công tác tại Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Toà án thụ lý

    Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Toà án thụ lý

    Luật áp dụng khi thực hiện thủ tục xin ly hôn có yếu tố nước ngoài ra sao?
    Việc giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam sẽ được giải quyết theo pháp luật Việt Nam về hôn nhân và gia đình, cụ thể là theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 và các văn bản liên quan.

    Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

    Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

    Nội dung khác: thủ tục ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài

    Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài
    Theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 469 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam.

    Theo Khoản 3 Điều 35 và Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

    Trong trường hợp đặc biệt được quy định tại Khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, nếu vụ việc ly hôn diễn ra giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng có cùng cư trú ở khu vực biên giới với nước Việt Nam thì thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện.

    Đối với từng trường hợp ly hôn thì thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án được quy định, cụ thể như sau:

    Thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài

    Tại Điểm h Khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết việc ly hôn của Tòa án theo lãnh thổ được xác định là Tòa án nơi một trong các bên yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn cư trú, làm việc.

    Như vậy, trường hợp ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài thì vợ hoặc chồng có thể nộp hồ sơ ly hôn thuận tình đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi mà vợ hoặc chồng cư trú, làm việc để yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

    Thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài

    Căn cứ quy định tại Điều 35; Điều 37; Điều 39; Điểm c Khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thẩm quyền của Tòa án được xác định như sau:

    Trường hợp bị đơn có nơi cư trú; làm việc tại Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh/thành phố nơi bị đơn cư trú; làm việc là cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

    Trường hợp bị đơn không có nơi cư trú; làm việc tại Việt Nam thì nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án nhân dân cấp tỉnh/thành phố nơi mình cư trú; làm việc để giải quyết tranh chấp.

    Như vậy, trường hợp này bạn có thể nộp hồ sơ ly hôn đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh/thành phố nơi mà bạn cư trú; làm việc để yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

    Tìm hiểu thêm: điều kiện giành quyền nuôi con
     

Chia sẻ trang này