1. - Hãy click 1 lần quảng cáo sau khi đăng 1 bài viết, để góp phần xây dựng diễn đàn

    Dismiss Notice

Sự khác biệt giữa quy hoạch chi tiết 1/500 và 1/2000

Thảo luận trong 'Dịch Vụ' bắt đầu bởi songnam, 31/5/21.

  1. songnam

    songnam New Member

    Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 là cơ sở để thực hiện quy hoạch 1/500 và xét duyệt Giấy phép xây dựng cho dự án.

    Theo quy định tại Khoản 2, Điều 11 và Khoản 2, Điều 24 của Luật Xây dựng thì quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị gồm hai loại, quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 và quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500.

    Quy hoạch chi tiết 1/2000 là gì?

    Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/2000 là bước triển khai của quy hoạch chung xây dựng đô thị. Đây là quá trình làm cơ sở cho việc triển khai lập và quản lý quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/500.

    Quy hoạch 1/2000 gồm: bản đồ không gian, kiến trúc cảnh quan, bản đồ thể hiện tổng mặt bằng sử dụng đất, các sơ đồ đơn tuyến hạ tầng kỹ thuật và cơ điện, quy hoạch giao thông.

    Giai đoạn này thực chất là quy hoạch mang tính định hướng cho cả khu đô thị (khu công nghiệp, khu chế xuất, khu nhà ở, khu du lịch….) với mục đích quản lý xây dựng.

    Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 giúp xác định mạng lưới đường giao thông và quy hoạch sử dụng đất (bao gồm các chỉ tiêu ô phố như: diện tích ô đất, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao tối đa, tầng cao tối thiểu, chỉ giới đường đỏ...)

    Trong giai đoạn quy hoạch này chưa có thiết kế chính thức cho bất cứ công trình kiến trúc cụ thể nào.

    Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 do cơ quan nào thực hiện?

    Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 thường do địa phương thực hiện. Tuy nhiên theo văn bản chấp thuận chủ trương và quy hoạch chung của khu vực, nếu các dự án mới ở các khu vực cho quy hoạch 1/2000 thì các chủ đầu tư phải thực hiện.

    Sau khi quy hoạch của dự án được phê duyệt thì các cơ quan quản lý nhà nước sẽ cập nhật vào quy hoạch chung của khu vực đô thị đó.

    Quy hoạch 1/2000 khác quy hoạch 1/500 ở điểm nào?

    Khái niệm

    Quy hoạch 1/2000: Giai đoạn 1 trong quy hoạch.

    Đây là bước triển khai của quy hoạch chung xây dựng đô thị. Quy hoạch 1/2000 cơ sở cho việc triển khai lập và quản lý quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/500.

    Quy hoạch chi tiết 1/500: Giai đoạn 2 trong quy hoạch.

    Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 là để triển khai và cụ thể hoá quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/2000; là cơ sở để lập các dự án đầu tư xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và quản lý đầu tư xây dựng và gắn liền với 1 dự án cụ thể.

    Nội dung

    Đối với quy hoạch tỉ lệ 1/2000 là để lập các bản đồ không gian, kiến trúc cảnh quan, bản đồ tổng mặt bằng sử dụng đất, quy hoạch giao thông, các sơ đồ đơn tuyến hạ tầng kỹ thuật và cơ điện.

    Còn quy hoạch 1/500 là để chi tiết hóa đến từng công trình: dân số, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tổ chức không gian, kiến trúc, công trình hạ tầng, kiến trúc/thiết kế chi tiết của từng lô đất, đánh giá môi trường…

    Người thực hiện đối với quy hoạch 1/2000 là chính quyền địa phương hoặc chủ đầu tư. Còn người thực hiện ở quy hoạch 1/500 là chủ đầu tư.

    Mục đích

    Quy hoạch chi tiết 1/2000 là để quản lý đô thị. Còn quy hoạch chi tiết 1/500 là để xác định mối quan hệ giữa các công trình thuộc quy hoạch với các yếu tố bên ngoài của quy hoạch.
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 25/4/24 lúc 13:35
  2. songnam

    songnam New Member

    Với hơn 10 năm triển khai, việc áp dụng quy định về kiến trúc nhà ở liên kế trong đô thị hiện hữu ở TP.HCM phát sinh nhiều hạn chế và có sự chồng chéo với các quy định về quy hoạch, xây dựng, kiến trúc mới.

    Nhà nhỏ hơn 15m2 không được xây mới

    Kiến trúc nhà liên kế trong đô thị hiện hữu tại TP.HCM được quy định bởi Quyết định 135/2007/QĐ-UBND ngày 8/12/2007 và được sửa đổi, bổ sung một số điều bằng Quyết định 45/2009/QĐ-UBND ngày 3/7/2009 (quy định về kiến trúc nhà liên kế).

    Quy định nói trên đưa ra các yêu cầu về kiến trúc, diện tích và kích thước lô đất xây dựng, mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao, cầu thang lên sân thượng, tầng hầm, ban công… của loại hình nhà liên kế trong đô thị hiện hữu.

    Lô đất đủ chuẩn áp dụng quy định này có diện tích không nhỏ hơn 36m2, chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng không nhỏ hơn 3m.

    Quy định còn áp dụng cho những lô đất có mặt tiền đường, nếu có diện tích dưới 15m2 hoặc chiều rộng mặt tiền đường nhỏ hơn 3m thì chỉ được cải tạo, sửa chữa theo hiện trạng, không được xây mới;

    Nếu lô đất diện tích từ 15m2 đến dưới 36m2, có chiều rộng mặt tiền đường và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 3m trở lên thì được cải tạo, sửa chữa theo quy mô số tầng hiện hữu hoặc xây dựng tối đa 2 tầng, chiều cao toàn công trình không quá 13,4m với đường có lộ giới từ 20m trở lên và không quá 12,2m với đường có lộ giới từ 12m đến dưới 20m.

    Với những lô đất nằm trong hẻm, nếu có diện tích dưới 15m2, chiều rộng mặt tiền nhỏ hơn 3m chỉ được cải tạo, sửa chữa theo hiện trạng, không được xây mới; nếu chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 3m trở lên thì được cải tạo, sửa chữa hoặc xây mới quy mô 1 tầng, chiều cao không quá 8,8m…

    https://songnam.net/
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/4/24 lúc 13:35
  3. songnam

    songnam New Member

    Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Tam Thăng mở rộng, tỉnh Quảng Nam.

    Theo Quyết định, nhà đầu tư dự án là Công ty TNHH Một thành viên phát triển hạ tầng khu công nghiệp Chu Lai.

    Dự án trên có quy mô 248,9 ha được triển khai tại xã Bình Nam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam với vốn đầu tư 768.093.000.000 đồng.

    Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương chuyển đổi mục đích rừng theo quy định của Luật Lâm nghiệp và các Nghị định hướng dẫn; đảm bảo tính chính xác của thông tin, số liệu báo cáo, các nội dung thẩm định theo quy định của pháp luật; triển khai thực hiện dự án phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    Đồng thời, kiểm tra, xác định nhà đầu tư đáp ứng điều kiện được Nhà nước cho thuê đất; bảo đảm điều kiện được Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đất đai; có kế hoạch bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả đất trồng lúa khác để bù lại phần đất trồng lúa bị chuyển đổi theo quy định tại Điều 134 Luật Đất đai; có phương án trồng rừng thay thế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc sau khi hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Luật Lâm nghiệp.

    UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các cơ quan có liên quan cập nhật vị trí và quy mô diện tích sử dụng đất của khu công nghiệp Tam Thăng mở rộng vào quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh 05 năm 2021 - 2025, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021 - 2030, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về quy hoạch và pháp luật khác có liên quan.

    Tổ chức thực hiện thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án phù hợp với các văn bản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt về quy mô diện tích, địa điểm và tiến độ thực hiện dự án; đảm bảo không có tranh chấp, khiếu kiện về quyền sử dụng địa điểm thực hiện dự án…

    Nguồn: Baoxaydung
     
  4. songnam

    songnam New Member

    Lẽ tất nhiên là rất khó thay đổi hoặc chỉnh sửa phần cấu trúc tổng thể của tòa nhà cho nên phần việc chúng ta có thể làm chỉ giới hạn trong việc bài trí của văn phòng.

    Các cao ốc cũ thường xây sẵn các phòng nhỏ nên rất khó thay đổi, nhưng với các cao ốc hiện đại với khoảng không gian mở rất thuận tiện để chúng ta dựng vách ngăn và kê đặt đồ đạc theo cách bài trí riêng.

    Điều kiện làm việc tác động mạnh mẽ lên tâm trạng và hiệu quả công việc của chúng ta. Về mặt phong thủy, nếu nhận thức được những chi tiết bất lợi ở nơi ta làm việc chúng ta có thể tiến hành sửa đổi để công việc được thoải mái và thuận lợi hơn.

    [​IMG]
    Xà, rầm

    Theo Phong Thủy, xà và rầm là những chi tiết gây bất lợi. Chúng tạo cảm giác ức chế khi nằm ngay phía trên bàn làm việc và đè nén dòng khí bên dưới. Xà, rầm dùng để nâng đỡ cho tòa nhà nên rất cần thiết trong xây dựng và trong các phòng làm việc luôn có sự hiện diện của chúng. Bàn làm việc và khu vực có người ngồi không nên đặt phía dưới xà. Trong những văn phòng có không gian mở, các vách ngăn được đặt ngay dưới các xà. Ta cũng có thể kê các tủ đựng tài liệu hay kệ sách ở bên dưới xà, hoặc những chậu cây lớn để đẩy năng lượng ở nơi đó lên.

    Cột

    Cột vuông rất khó xử lý. Các cạnh của nó hướng vào ghế ngồi nào thì người ngồi trên đó sẽ gặp cảm giác bần thần, khó chịu. Ta cần tìm biện pháp để che giấu hay làm giảm bớt độ góc cạnh của cột : làm cho cột tròn trịa hơn hay dùng cây xanh hoặc các vật dụng khác để che khuất các cạnh cột đi.

    Vách ngăn

    Trong một căn phòng lớn, được tạo thành từ nhiều phòng nhỏ, đôi khi vẫn còn sót lại một vài bức tường vì lý do kết cấu của căn nhà. Theo các chuyên gia về Phong Thủy, việc hai mắt của ta phải có chiều sâu tầm nhìn như nhau là rất quan trọng, nếu không sẽ sinh bệnh. Vách ngăn có thể tạo ra những không gian làm việc riêng biệt nhưng có một số điểm bất tiện: người ngồi làm việc trong đó dễ sinh cảm giác bất an vì phía sau lưng không được che chắn gì; ngồi đối mặt với người khác có thể gây xung đột, còn nếu đối mặt với mặt sau của máy vi tính, bạn có thể bị bệnh.

    Cầu thang

    Cầu thang và thang máy không được thẳng hàng với lối ra vào chính diện. Nếu không, năng lượng của khí sẽ không thể luân chuyển hợp lý được. Cầu thang xoắn ốc có tác dụng như một dụng cụ mở nút chai xuyên thấu tòa nhà và gây khó chịu. Nếu gặp trường hợp này, hãy đặt các chậu cây lớn bằng sành phía dưới chân cầu thang để tăng thêm cảm giác ổn định.

    Hành lang

    Những hành lang hẹp và dài hút khí đi rất nhanh. Để làm chậm sự luân chuyển của luồng khí chúng ta nên đối phó bằng cách đặt gương hay cây cảnh, hoặc dùng các phương tiện khác để tạo đường uốn khúc – ví dụ như thay đổi loại thảm sàn hoặc kiểu hoa văn của thảm. Treo đèn trang trí trên cao cũng là một lựa chọn khác. Khi trên cùng một hành lang thẳng có nhiều văn phòng, những người làm việc ở đây sẽ có cảm giác bị tách biệt. Nếu cửa ra vào của các phòng lại đặt đối diện nhau, sẽ có nhiều phát sinh mâu thuẫn hay kèn cựa lẫn nhau. Có thể “chữa trị” bằng cách đặt ở mỗi bên cửa một cây cảnh hoặc hai cửa luôn được mở ngỏ để mang lại cảm giác hòa nhập cho những người làm việc nơi đây. Nhưng cho dù hai cửa không đâu mặt với nhau, những rắc rối vẫn có thể xảy ra, vì vậy tốt nhất nên gắn gương hoặc tranh phong cảnh vào cả hai mặt cửa để tránh những điều xấu này.
     
  5. songnam

    songnam New Member

    Hiểu rõ về tư vấn giám sát xây dựng
    Tư vấn giám sát xây dựng là một đơn vị không thể thiếu nếu muốn có một công trình chất lượng tốt, theo dõi quá trình xây dựng, đảm bảo các hạng mục được thi công theo thỏa thuận hợp đồng và đúng kỹ thuật. Đặc biệt là đối với những nhà đầu tư không nắm rõ về chuyên môn thì bộ phận tư vấn giám sát sẽ giúp giải quyết những nỗi lo về chất lượng công trình.

    Đây là dịch vụ tư vấn, hướng dẫn các công việc liên quan đến theo dõi quá trình thi công công trình, bao gồm giám sát, lắp đặt thiết bị đối với công trình mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, phá dỡ, bảo hành và bảo trì. Công việc này diễn ra xuyên suốt quá trình thi công công trình để luôn đảm bảo chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Sử dụng dịch vụ này sẽ giúp chủ đầu tư tiết kiệm nhiều chi phí về công sức, thời gian và tiền bạc.

    Người đảm nhận công việc này phải có năng lực giỏi, có đạo đức, tinh thần trách nhiệm… thì mới đảm bảo được chất lượng công trình tốt. Vì vậy để trở thành một tư vấn giám sát ngoài việc phải là kỹ sư có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật mà còn phải là người có trách nhiệm cao trong công việc.

    Vai trò của người giám sát xây dựng
    – Đảm bảo việc thi công công trình được thực hiện đúng với thiết kế.
    – Phát hiện, xử lý các vấn đề mà nhà thầu và chủ đầu tư không rõ.
    – Hỗ trợ Chủ đầu tư và nhà thầu thiết kế xử lý các sai sót trong quá trình thi công.

    Nhiệm vụ của tư vấn giám sát công trình là gì?
    • Kiểm tra vật tư, vật liệu
    • Giám sát công trình thi công:
    • Theo dõi – quản lý công trình thi công
    Trách nhiệm của kỹ sư tư vấn giám sát công trình là:
    – Thực hiện công việc theo đúng hợp đồng đã ký với chủ đầu tư.
    – Không nghiệm thu khi không đảm bảo yêu cầu chất lượng.
    – Đề xuất ý kiến, báo cáo với chủ đầu tư khi phát hiện những bất hợp lý.
    – Không được có những hành vi nào làm sai lệch kết quả giám sát.
    – Từ chối các yêu cầu không đúng pháp luật.
    – Tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn, quy phạm.
    – Không có quan hệ lệ thuộc nhà thầu hoặc/và đơn vị thi công.
    – Trực tiếp thực hiện giám sát một cách độc lập.
    – Chấp nhận và có khả năng bồi thường, xử phạt khi có những trường hợp sai phạm theo quy định.
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/4/24 lúc 13:34
  6. songnam

    songnam New Member

    Công tác thẩm tra dự toán là gì?

    Thẩm tra dự toán và thiết kế xây dựng công trình là một trong những công tác đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng, tiến độ thời gian thi công xây dựng công trình và ngân sách của dự án.

    Thẩm tra thiết kế là việc thẩm tra một cách độc lập thiết kế của một hệ thống kỹ thuật theo quy định của các tiêu chuẩn áp dụng. Phạm vi thẩm tra thường bao gồm: móng, kết cấu; chống sét và phòng cháy chữa cháy; các hệ thống M&E; và sự tương thích của các phương án thiết kế kiến trúc, kết cấu và cơ điện.

    Chính vì vai trò đặc biệt quan trọng của công tác này mà các nhà chủ đầu tư đều quan tâm lựa chọn cho mình một đơn vị chuyên tư vấn và cung cấp dịch vụ giải pháp thẩm tra thiết kế dự toán uy tín và chuyên nghiệp để bảo đảm công trình thực hiện an toàn đúng chất lượng tiến độ xây dựng và đảm bảo ngân sách xây dựng không bị đội vốn. Qua bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu quy trình thực hiện công tác thẩm tra thiết kế xây dựng như thế nào nhé!

    [​IMG]

    Thẩm tra dự toán thi công Caravelle Hotel

    Quy trình thẩm tra thiết kế dự toán xây dựng

    – Các kỹ sư có kỹ năng chuyên môn cùng kinh nghiệm sẽ tiến hành thẩm tra lại toàn bộ khối lượng công việc trên dựa án xây dựng nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa khối lượng dự toán so với khối lượng thiết kế của công trình.

    – Kiểm tra và phát hiện những điểm bất cập trong đồ án thiết kế xây dựng để đề xuất các phương án chỉnh sửa tối ưu nhất giúp mang lại hiệu quả cho dự án.

    – Đánh giá và xem xét sự phù hợp của các định mức chi phí kinh tế và kỹ thuật, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách có theo các quy định của nhà nước hay không.

    – Chịu trách nhiệm tính toán và xác định tổng dự toán của công trình xây dựng để đưa ra kết quả chuẩn xác nhất cho chủ đầu tư.

    – Tính toán một cách chính xác nhất dựa trên khối lượng xây dựng của công trình để có thể kiểm soát hiệu qủa chi phí xây dựng trong quá trình nhà thầu thi công triển khai các hạng mục xây dựng trên công trình.
     
  7. songnam

    songnam New Member

    up nào
     
  8. songnam

    songnam New Member

    Ngày nay, Nhà xưởng thép tiền chế hay Nhà xưởng kết cấu thép luôn được các Chủ Đầu Tư chọn lựa cho dự án thi công xây dựng công trình của mình.

    Thiết kế nhà xưởng là công việc vô cùng quan trọng trong dự án triển khai công trình xây dựng, cải tạo nâng cấp nhà xưởng, đòi hỏi người tư vấn thiết kế phải có chuyên môn và kinh nghiệm trong việc bố trí các chức năng khi thiết kế nhà xưởng

    Kết cấu khung thép được tính toán chắc chắn và phù hợp với công năng sử dụng của nhà xưởng công nghiệp, giúp cho chủ đầu tư vừa tiết kiệm tối đa vật liệu lại vừa thỏa mãn được không gian cho nhu cầu sử dụng.

    Qua bài viết hôm nay SONG NAM xin được giới thiệu đến các bạn những nội dung tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng cơ khí và tìm hiểu tổng quan quy trình thiết kế xây dựng nhà xưởng quan trọng mà bạn nên biết để hỗ trợ cho quá trình công tác và nâng cao kỹ thuật của bản thân nhé.

    [​IMG]

    Giới thiệu tổng quan về nhà xưởng cơ khí

    – Phân xưởng cơ khí là phân xưởng sản xuất chính của nhà máy cơ khí, đóng vai trò chủ yếu trong quá trình sản xuất

    • Hầu hết các chi tiết của sản phẩm cơ khí phải gia công ở phân xưởng cơ khí.
    • Khối lượng lao động của phân xưởng cơ khí chiếm khoảng 40 – 60% của nhà máy cơ khí.
    • Phân xưởng cơ khí chiếm số lượng máy nhiều nhất, máy phức tạp và đắt tiền, máy có nhiều cơ cấu, kiểu, loại khác nhau, vốn mua máy lớn.
    • Phân xưởng cơ khí được tổ chức theo kết cấu và công nghệ của sản phẩm cơ khí
    – Cấu trúc của phân xưởng cơ khí:

    • Bộ phận sản xuất: gồm máy cắt, gian nguội, gian kiểm tra chất lượng gia công…
    • Bộ phận phụ; gồm chuẩn bị phôi, gian mài cắt dụng cụ cắt, kho bán thành phẩm, kho thành phẩm…
    • Bộ phận phục vụ và sinh hoạt: văn phòng, phòng sinh hoạt …
    Những tài liệu cần có để thiết kế nhà xưởng cơ khí

    – Mặt hàng (kiểu loại, đặc tính kỹ thuật của sản phẩm cần chế tạo).
    – Sản lượng của sản phẩm, trọng lượng của sản phẩm .
    – Số lượng chi tiết, các loại có trong kết cấu một sản phẩm và toàn bộ sản lượng.
    – Sản phẩm phụ các loại (sản lượng, trọng lượng
    – Bản vẽ lắp chung sản phẩm, cụm, bộ phận.
    – Bản vẽ chế tạo từng loại chi tiết (ghi đầy đủ kích thước và điều kiện kỹ thuật).
    – Bản kê khai các loại bán thành phẩm và chi tiết chuẩn mua ngoài.
    – Các văn bản xác nhận về hợp tác, liên kết sản xuất(cung ứng phôi liệu, năng lượng.v.v.).

    Các bước thiết kế nhà xưởng cơ khí

    – Thiết kế và kiểm nghiệm quá trình công nghệ các loại chi tiết của sản phẩm cơ khí khi cần chế tạo.
    – Xác định tổng khối lượng lao động.
    – Xác định số máy cắt cần thiết và nhu cầu về năng lượng cho sản xuất.
    – Xác định nhu cầu về vật liệu, dụng cụ, gá lắp, kho tàng, vận chuyển, sửa chữa …
    – Xác định nhu cầu về lao động.
    – Xác định nhu cầu về diện tích.
    – Bố trí mặt bằng phân xưởng cơ khí.
    – Xác định kết cấu nhà xưởng và thiết bị nâng chuyển
    – Xác định các số liệu đặc trưng về năng lực và hiệu quả sản xuất

    Công nghệ áp dụng trong thiết kế và quy hoạch nhà xưởng cơ khí

    – Giải pháp công nghệ gia công chi tiết phụ thuộc vào quy mô và điều kiện sản xuất thực tế
    – Hai phương án về giải pháp công nghệ: Tập trung nguyên công và phân tán nguyên công.
    – Tập trung nguyên công: bố trí nhiều bước công nghệ trong một nguyên công.
    – Phân tán nguyên công: bố trí ít bước công nghệ trong một nguyên công
    – Hiện nay: Tập trung nguyên công trên các máy, trung tâm gia công, tế bào gia công điều khiển CNC.

    Bố trí mặt bằng phân xưởng

    – Ba yếu tố đặc trưng:

    • Kỹ thuật
    • Thời gian
    • Không gian
    – Các dạng cấu trúc không gian:

    • Bố trí máy theo thứ tự các nguyên công của quá trình công nghệ thành hàng máy nối tiếp nhau hoặc kết hợp giữa nối tiếp và song song.
    • Bố trí máy theo kiểu loại máy tạo thành các khu vực, bộ phận sản xuất.
    • Bố trí máy thành nhóm, cụm linh hoạt.
    Để giúp cho các chủ đầu tư nói riêng và các doanh nghiệp nói chung hình dung và nắm rõ việc xây dựng nhà xưởng – xây dựng nhà kho phải trải qua qui trình như thế nào.

    Với đội ngũ giỏi chuyên môn, thông thạo ngoại ngữ chuyên ngành và có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế các nhà xưởng công nghiệp lớn cho các tập đoàn nước ngoài, Song Nam là một địa chỉ tin cậy của các chủ đầu tư trong và ngoài nước trong việc thiết kế, xin phép, giám sát, quản lý cũng như lựa chọn đơn vị thi công các dự án nhà xưởng công nghiệp, nhà thép tiền chế tiết kiệm thời gian và chi phí đầu tư nhất.
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/4/24 lúc 13:34
  9. songnam

    songnam New Member

    Sau văn bản chấp thuận chủ trương, các dự án có quy mô lớn phải triển khai công tác quy hoạch: Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 và Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.

    Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000

    Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 là bước triển khai của quy hoạch chung xây dựng đô thị, là cơ sở cho việc triển khai lập và quản lý quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 phải phù hợp với quy hoạch chung xây dựng đô thị và do chính quyền địa phương tổ chức lập.

    [​IMG]

    Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 và 1/500 Khu du lịch, sân golf, resort Phong San

    Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 thường do địa phương thực hiện. Tuy nhiên nếu các dự án mới ở các khu vực cho có quy hoạch 1/2000 thì các chủ đầu tư phải tự thực hiện theo văn bản chấp thuận chủ trương và quy hoạch chung của khu vực. Sau khi quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 của dự án được phê duyệt, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ cập nhập vào quy hoạch chung của khu vực.

    Nội dung của công tác quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 là lập các bản đồ không gian, kiến trúc cảnh quan, bản đồ tổng mặt bằng sử dụng đất, quy hoạch giao thông, các sơ đồ đơn tuyến hạ tầng kỹ thuật và cơ điện.

    Trước khi thực hiện các công tác quy hoạch chi tiết, cần trình duyệt nhiệm vụ quy hoạch nêu rõ mục đích và cơ cấu phân khu chức năng của toàn bộ dự án.

    Các hồ sơ trình duyệt trong giai đoạn quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000:

    * Trình duyệt nhiệm vụ quy hoạch 1/2000

    – Bản vẽ quy hoạch (A1 hoặc A0)

    o Bản đồ vị trí và giới hạn tỉ lệ 1/5000 – 1/25.000

    o Bản đồ khảo sát hiện trạng và địa hình tỉ lệ 1/2000.

    o Bản đồ quy hoạch cơ cấu phân khu chức năng .

    – Các văn bản pháp lý liên quan.

    – Thuyết minh Nhiệm vụ quy hoạch (A4)

    * Trình duyệt Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000

    – Bản vẽ quy hoạch tỉ lệ 1/2000 (A1 hoặc A0)

    o Bản đồ vị trí và giới hạn tỉ lệ 1/10.000.

    o Bản đồ khảo sát hiện trạng kiến trúc, cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật và đánh giá hiện trạng sử dụng đất xây dựng.

    o Bản đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan.

    o Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất.

    o Bản đồ quy hoạch giao thông.

    o Bản đồ quy hoạch chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.

    o Bản đồ quy hoạch hạ tầng.

    o Bản đồ quy hoạch hệ thống cấp nước.

    o Bản đồ quy hoạch hệ thống cấp điện.

    o Bản đồ quy hoạch hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường.

    o Bản đồ quy hoạch tổng hợp đường dây đường ống.

    – Các văn bản pháp lý liên quan.

    – Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 (A4).

    – Dự thảo tờ trình phê duyệt.

    Thời gian chờ mỗi một cơ quan ban ngành xét duyệt các hồ sơ quy hoạch là 20 ngày làm việc. Tổng thời gian thực hiện công tác quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 ( thực tế ) khoảng 4-6 tháng, sau khi có văn bản thuận chủ trương.

    Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500

    Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 là triển khai và cụ thể hoá quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000, là cơ sở để lập các dự án đầu tư xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch. Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 phải phù hợp với quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000.

    [​IMG]

    Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 có thể hiện quy hoạch phân lô và giao thông nội bộ chi tiết đến từng đơn nguyên. Phần Thiết kế đô thị với mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng của các công trình hay các mẫu đơn nguyên cũng phải được thể hiện đầy đủ. Đi kèm với các hồ sơ bản vẽ quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 là bản Điều lệ xây dựng với các quy định chi tiết về các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc ( mật độ, chiều cao, khoảng lùi, hệ số sử dụng đất …) cho các công trình trong dự án.

    Trong thuyết minh trình duyệt của hồ sơ quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 phải thể hiện một phần quan trọng là đánh giá tác động môi trường chiến lược của dự án đối với toàn dự án và cả khu vực xung quanh.

    [​IMG]

    Quy hoạch tổng thể đô thị Thành phố ven sông – Green River City

    Các hồ sơ trình duyệt trong giai đoạn quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500:

    * Trình duyệt nhiệm vụ quy hoạch 1/500

    – Bản vẽ quy hoạch tỉ lệ 1/500 (A1 hoặc A0)

    o Bản đồ vị trí và giới hạn tỉ lệ 1/2000 – 1/10.000

    o Bản đồ khảo sát hiện trạng và địa hình.

    o Bản đồ quy hoạch cơ cấu phân khu chức năng.

    o Bản đồ quy hoạch giao thông.

    – Các văn bản pháp lý liên quan.

    – Thuyết minh Nhiệm vụ quy hoạch (A4).

    * Trình duyệt Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500

    – Bản vẽ quy hoạch tỉ lệ 1/500 (A1 hoặc A0).

    o Bản đồ vị trí và giới hạn.

    o Bản đồ khảo sát hiện trạng.

    o Bản đồ hiện trạng môi trường.

    o Bản đồ đánh giá môi trường chiến lược.

    o Bản đồ quy hoạch cơ cấu.

    o Bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

    o Bản đồ quy hoạch cảnh quan.

    o Bản đồ quy hoạch san nền và thoát nước mưa.

    o Bản đồ quy hoạch giao thông.

    o Bản đồ quy hoạch hệ thống thoát nước thải và xử lý chất thải rắn.

    o Bản đồ quy hoạch hệ thống cấp nước.

    o Bản đồ quy hoạch hệ thống cấp điện.

    o Bản đồ quy hoạch hệ thống chiếu sáng đường và đèn giao thông.

    o Bản đồ quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc.

    o Bản đồ quy hoạch hạ tầng.

    o Bản đồ quy hoạch đường đỏ và ranh xây dựng.

    o Bản đồ quy hoạch tổng hợp đường dây đường ống.

    o Bản vẽ thiết kế đô thị.

    – Các văn bản pháp lý liên quan.

    – Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 (A4).

    – Điều lệ xây dựng.

    – Dự thảo tờ trình phê duyệt.

    Thời gian chờ mỗi một cơ quan ban ngành xét duyệt các hồ sơ quy hoạch là 20 ngày làm việc. Tổng thời gian thực hiện công tác quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 ( thực tế ) khoảng 4-6 tháng.

    Nếu dự án thực hiện cả quy hoạch 1/2000 và 1/500 thì giai đoạn trình duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 sẽ được rút ngắn hơn. Một số dự án có yêu cầu gấp về tiến độ, cơ quan quản lý nhà nước có thể cho phép bỏ qua giai đoạn quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 để thực hiện quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 trên cơ sở chủ trương và các quy hoạch chung hiện có.
     

Chia sẻ trang này